Cụ thể, các doanh nghiệp thép trong nước đang bị áp lực bởi sản lượng thép thừa quá lớn từ thị trường Trung Quốc (do doanh số bán thép phục vụ ngành công nghiệp chế tạo ôtô của Trung Quốc đã không thể hoàn thành mục tiêu đề ra trong 14 tháng liên tiếp; doanh số bán thiết bị chế tạo thép cũng giảm đáng kể) đang tràn sang Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Nguồn cung thép dư thừa đang đẩy doanh nghiệp đến nguy cơ cạnh tranh gay gắt Ảnh: TẤN THẠNH
Trong lĩnh vực xuất khẩu, mặt hàng thép thường xuyên phải đối mặt các vụ kiện phòng vệ thương mại, chiếm 35/142 vụ việc phòng vệ thương mại mà các nước điều tra với Việt Nam. Gần đây nhất, sau khi Mỹ áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu thép, EU và Thổ Nhĩ Kỳ đã khởi xướng điều tra tự vệ đối với hàng chục nhóm sản phẩm thép nhập khẩu.
Các sản phẩm thép bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tương đối đa dạng và ngày càng mở rộng, không chỉ giới hạn ở mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn mà còn mở rộng với những sản phẩm có giá trị và lượng xuất khẩu trung bình và nhỏ. Hiện chỉ còn nhóm sản phẩm thép xây dựng chưa bị kiện phòng vệ thương mại và chiếm khoảng 22% tổng lượng xuất khẩu thép của Việt Nam.
Nguồn tin: Nld